Consultation

Những biến chứng khôn lường do sử dụng PCL MESH để nâng mũi

Những biến chứng khôn lường do sử dụng PCL MESH (sụn nhân tạo) để nâng mũi

Bác sĩ Man Koon Suy khuyến cáo về những biến chứng khôn lường do sử dụng PCL mesh

Chúng ta cần phải lưu ý việc lựa chọn kỹ càng vật liệu được sử dụng trong phẩu thuật nâng mũi.
Những vật liệu được sử dụng trong phẫu thuật nâng mũi thì rất da dạng và phong phú, gồm có:  silicon, Gore-Tex, Medpor, PDS plate, PCL mesh v.v…
Thế nhưng bác sĩ Man Koon Suh, chuyên gia thẩm mỹ mũi của Bệnh viện thẩm mỹ JW, thành viên chủ chốt của Hiệp hội phẫu thuật tạo hình Hàn Quốc đã khuyến cáo việc cần phải lưu ý về những biến chứng khôn lường khi sử dụng PCL MESH để nâng mũi.

PCL mesh bị lồi ra ngoài trên hình chụp CT

Việc cần phải lưu ý khi sử dụng PCL MESH bởi những lý do sau:
1-Không thể hình thành màng bọc giữ vị trí sóng mũi
Hiện tại có nhiều ý kiến về những biến biến chứng khôn lường xung quanh việc sử dụng PCL MESH giống như Medpor. chính vì vậy mà các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng những loại vật liệu như trên trong phẫu thuật nâng mũi cho người Châu Á vì sẽ dễ bị tình trạng mũi bị bóng đỏ và vật liệu sẽ đâm thủng da chui ra ngoài.
PCL hay ‘Polycaprolactone’, là một polymer kỵ nước, bán tinh thể với độ linh hoạt, dẻo dai tốt. Vật liệu này được tạo thành một mạng lưới có thể háp thụ tốt, dể thao tác và có tốc độ phân hủy chậm thành H2O và CO2 trong khoảng 3~4 năm.
Bởi những đặc điểm này mà PCL MESH được một vài nơi sử dụng như những vật liệu khác trong phẫu thuật nâng mũi cấu trúc.
Một số bác sĩ thẩm mỹ mũi cho rằng ngay cả sau khi vật liệu này hấp thụ sau khi ghép vào mũi thì nó vẫn giúp cho đầu mũi vẫn giữ duy trì được vị trí mới.
Tuy nhiên, màng bọc không thể duy trì được vị trí mới của chóp mũi vì màng bọc không phải là yếu tố ổn định. Màng bọc không phải là sụn nên sẽ bị co rút lại và nó trở thành nguyên nhân làm đầu mũi bị chạy xệ (sụp).
2- PCL MESH có thể bào món vách ngăn mũi
Một biến chứng khác nữa là PCL MESH sẽ ăn mòn làm mỏng niêm mạc và bị lồi ra ngoài.

Ảnh chụp CT cho thấy PCL mesh đâm thủng niêm mạc và lồi ra ngoài

Hơn nữa cũng giống như tất cả các vật liệu khác được dùng để nâng mũi, PCL MESH cũng có khả năng bị viêm nhiễm.
Thế nhưng điều quan trọng nhất là PCL MESH có thể ăn mòn phần sụn vách ngăn làm cho lực chống của vách ngăn mất đi. Điều này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi dùng PCL MESH để kẹp hai bên sụn vách ngăn. Trong trường hợp này độ dày của sụn vách ngăn sẽ ngày càng mỏng dần, và từ việc ăn mòn niêm mạc của sụn vách ngăn mũi mà nó có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.

Ảnh chụp vách ngăn mũi bị PCL mesh ăn mòn

Khi PCL MESH bị tiêu (hấp thu) hoàn toàn sẽ làm cho phần vách ngăn bị yếu di từ đó dẫn đến những biến chứng như dáng mũi bị biến dạng hình yên ngựa.
Chuyên gia nâng mũi bác sĩ Man Koon Suh của Bệnh viện thẩm mỹ JW cho rằng để kiểm tra mức độ an toàn của PCL MESH trong nâng mũi cần phải có nhiều thời gian và nhiều kinh nghiệm hơn nữa, và tương lại của vật liệu này không hề tươi sáng.
Đừng để mình trở thành đối tượng thử nghiệm hoặc là người đầu tiên sử dụng vật liệu nâng mũi PCL MESH này!
Có rất nhiều vật liệu đã được kiểm chứng lâm sàng đầy đủ, an toàn và đang được sử dụng rộng rãi có thể dùng trong phẫu thuật nâng mũi của bạn.

Nguồn: thammyjw.com